Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Giôsép, người Arimathê, Phần 2

Giôsép, người Arimathê, Phần 2

Mục sư John Piper
Đề tài: Các Nhân vật trong Tân Ước

Khi nước mắt của Giôsép ràn rụa ra,
và tình yêu kín dấu dồn nén lâu nay
nằm sau các chấn song sợ hãi tuôn ra,
rồi, giống như cơn lũ đang lên cao, giảm lại
Nhà quí tộc thanh nhã nầy thổn thức,
trong nổi yếu đuối và hồi hộp
ở đàng sau ánh mắt nhiệt tình, sau cùng
ông giơ cao hai tay lên rồi chỉ
mấy ngón tay mình về cây gỗ
nơi Chúa Jêsus bị treo,
như tỏ ra tình cảm ông có với Chúa Jêsus,
Và rồi cảm thấy cái giá của ân điển.
Mấy người đàn bà đứng nhìn ở đàng sau
gươm giáo giữa họ và Chúa.
Còn Mary Mađờlen cứ mãi quì gối
với mọi khát khao của nàng về Jêsus
và không cứ cách nào đó, nàng e sợ,
trước người lạ nầy, ông tôn kính Chúa
mà chẳng sự hãi và đau khổ.
Khi ấy Giôsép đứng dậy rồi nhấc cao
chiếc thang nặng nề kia, rồi đặt nó
tì vào thanh gỗ đẫm máu kia, rồi ghì chặt nó
ngay gần cánh tay đã xám đi của Cứu Chúa
Ông dùng sợi dây ràng
quanh thi thể đầy thương tích của Chúa,
đương bị treo trên cây gỗ
Và rồi, kèm theo với tiếng kêu rên
từ mẹ Chúa Jêsus, âm ỉ trong bàn tay bà,
từ từ ông cắt qua da
và dây gân bên cạnh mũi đinh
Với đầu đinh bị đóng phẳng lì
bằng mấy cái vồ của lính Lamã.
Khi ấy ông chìm chặt
con dao giữa hai hàm răng rồi xoắn mạnh
từng bàn tay của Chúa Jêsus ra khỏi
góc cạnh lỡm chỡm của cây đinh,
nhưng cẩn thận
không làm gãy một cái xương nào hết.
Thế rồi, ông đến với hai bàn chơn của Ngài. Chúng sưng lên gấp hai lần kích cở
và đầy máu me.
Chúng đọng lại với lớp bùn
do đi chân không ra tới chỗ hành hình.
Gương mặt của Giôsép
như đanh lại khi ông đặt lưng mình
giữa mấy người đàn bà và cây gỗ
Chúa Jêsus bị đóng đinh ở đó. Và khi
ông xoay trở, hai cái chơn đã được lỏng ra.
Một lần nữa, ông trèo lên thang, cột sợi dây
qua ngực của Cứu Chúa, với hy vọng
rằng nó sẽ chịu được gánh nặng,
và ràng thêm các sợi dây khác nữa,
rồi từ từ hạ Chúa Jêsus thấp xuống đất.
Khi nhìn thấy mọi sự nầy,
Gươm và giáo không còn
có thể giữ được cớ gì nữa;
và Mary vẹt mấy tên lính ra ùa chạy tới
bên thập tự giá. Và quàng tay nàng
quanh thi thể, ngửi thấy mùi của sự chết.
Còn Giôsép dừng lại
với các bắp thịt như căng ra.
Sẽ ra sao nếu ông gây ra
cái chết cho cô gái trẻ nầy? Ông nhìn thấy
tên lính giơ mũi giáo lên và rút gươm ra
để đe dọa Giăng và giữ Cụ Nicôđem lại
tránh những việc làm liều lĩnh và táo bạo. Song khi ấy, dường như
nàng bất cần, và không có ai nghĩ rằng
nàng xứng đáng so với sự họ quá thận trọng.
Còn Giôsép thì nhìn trừng trừng,
giống như thể nhập thần.
Mary nói: "Thưa ông",
"tôi chỉ muốn nâng lấy đầu Ngài
tránh đặt nằm dưới đất"
Ông nói: "Ta nghĩ tốt hơn ngươi nên đi đi.
Nếu không, ngươi sẽ bị ô uế tối nay
khi ngày sa-bát đến. Và ta không có quyền cứu ngươi khỏi kẻ thù ngươi"
Nhưng Mary khoác tay mình: "Ôi làm ơn đi,
thưa ông, cho dù cả ngàn người
với gươm trần sẽ đến,
không phải bây giờ hay lát nữa
Tôi sẽ bỏ đi rồi để ông lại đây
với mấy sợi dây đã cắt ngắn rồi
ở trong tay của ông, và nhìn thấy
mặt của Vua tôi là Chúa Jêsus
bị vấy bẫn do đặt nằm dưới đất.
và như vì cớ tôi, tôi sẽ không nghe
lời cảnh cáo của ông đâu:
Thưa ông, nếu tôi bỏ đi
Chúa Jêsus đẫm máu của tôi ở đây,
rồi bám chặt lấy điều luật
khiến tôi được sạch,
thế thì tôi sẽ còn ô uế với
tội ác tối tăm nhất,
Không phải chỉ tối nay mà còn là mỗi ngày.
Thưa ông, hãy hạ thấp Ngài xuống dùm tôi,
tôi xin đấy".
Và khi sợi dây luồn quanh
hai cánh tay Ngài hạ xuống
Ông nói với nàng: "Tấm lòng của ngươi
đòi khuôn khổ xưa hơn
là khuôn khổ mà ta đã nhìn thấy.
Ngươi đã biết nhiều đau đớn.
Sự khó nhọc ngươi không luống nhưng đâu;
Đức Chúa Trời sẽ không phí ơn đau khổ".
Rồi khi nàng đỡ được cái đầu của Chúa Jêsus
là người đã chết một cái chết quí báu,
Và ngay trước ngày sa-bát,
Họ đem Chúa Jêsus đi.
Đến sáng thì Giôsép đã hay được
Caiphe đã treo giá
cái chết của ông bằng hai mươi miếng bạc,
Vì vậy, ông thắt lưng mình
và trốn khỏi thành Jerusalem trước khi
bình minh ngày sa-bát.
Trong hơn ba mươi ngày, ông ẩn mình
trong xứ Galilê. Khi hay được
Chúa Jêsus đã hiện ra một ngày kia
gần nơi ẩn mình của Giôsép,
Ông liều mạng, và tìm gặp một đám đông,
Khoảng năm trăm người mạnh mẽ, hết thảy
đều sấp mình xuống trong sự tôn kính
Trước mặt Chúa của sự sống.
Ông quì gối xuống, giống như trước kia:
Ở một khoảng xa xa, chỉ đứng liếc nhìn
vào Con Người, cách đây ba mươi ngày,
ông đã ẳm lấy khi đã chết
xuống mộ địa của ông,
và cầu xin Ngài sẽ sống như thật vậy.
Giờ đây, thình lình,
Chúa đứng yên lặng. Ngài có thể nom thấy
một người, qua cánh đồng,
và biết người ấy sẽ nói chuyện với Ngài.
Rồi Ngài rẽ đám đông,
Cho tới chừng Ngài đến đứng bên Giôsép.
Khi ấy Ngài nói:
"Nào, Ta sẽ trò chuyện với một mình ngươi.
Hãy đến, chúng ta hãy ra kia"
Rồi ở đó, Ngài đặt hai bàn tay
lên đầu của Giôsép',
Và phán ra phước hạnh nầy: "Ta đã chết,
Và giờ đây ta sống với mọi quyền phép,
và chẳng có một dấu chấm nhỏ nào trong những gì ta phán, cũng như
bất kỳ mục đích nào mà ta đã tỏ ra,
mà luống nhưng đâu.
Trong mười ngày nữa ta sẽ rời khỏi đất
Và trong mười ngày nữa, ta sẽ tạo ra
một sứ mệnh không bao giờ thất bại,
cũng không có một sứ mệnh nào
có cấp độ lớn hơn đâu. Và ta
sẽ làm tấm lòng của vua chúa hòa theo
Các nữ hoàng ngoại đạo nổi tiếng
sẽ phục theo ta trong những ngày sau rốt.
Về sự chết.
Và thi thể không có sự sống của ta
mà ngươi đã từng mang vác,
cũng vậy giờ đây danh ta,
với chính lòng dạn dĩ ấy, đến chỗ
mà ta đã ấn định, và với ân điển
của chính người trợ giúp kia, là Mary.
Đừng sợ rằng nàng còn trẻ, và ngươi
gấp hai tuổi của nàng,
hoặc nàng là một nàng hầu.
Ta biết những thiếu sót nầy,
Và ta đã chọn nàng. Nàng đang đứng
đợi ngươi ở ngoài cổng thành.
Và có một lời từ ta dành cho ngươi
Giờ đây, hãy đi và học biết
những gì ngươi phải làm.
Ngươi sẽ nhận lãnh
quyền phép mà ngươi có cần,
Và ta sẽ ở cùng ngươi. Chúc may mắn".
Trong hai ngày, Giôsép đến gặp nàng
Và nói: "Hai bàn tay ngươi
thơm mùi một dược"
Nàng mĩm cười: "Ông đã sai khi cho rằng
tôi sẽ bị ô uế
do chạm đến nhà Vua đã chết".
Và Giôsép lấy làm lạ
nơi tuổi trẻ và sự khôn ngoan
của người hầu gái nầy,
mà nàng đã cưu mang trong linh hồn nàng.
Và khi ấy, ông nói:
"Ta biết nhiều người khác trẻ trung hơn,
và sẽ có người mà ngươi ao ước".
Nàng đáp: "Không, không ai hết.
Những điều tôi ao ước là Đấng Christ,
Và mọi sự mà Ngài đã ấn định cho tôi.
Cho dù là thể nào, tôi sẽ thuộc về Ngài,
trên hết mọi người khác".
Giôsép nói: "Còn tình yêu?
Khi ấy thì người đã yêu chưa?"
Nàng đáp: "Tôi sẽ yêu,
nếu Chúa Jêsus cho đấy là tốt lành"
Nổi yên ắng phủ sâu lấy nơi ấy
Và lời lẽ qua lại thật phong phú dường bao
Nàng hỏi: "Còn ông? Tôi muốn gặp ông mỗi ngày trong xứ Galilê",
Ông đáp:
"Tôi cũng muốn thấy mặt cô nữa đấy"
Nàng đáp: "ở đây trong chỗ đáng sợ nầy"
Khi ấy Giôsép hỏi: "Có phải Chúa Jêsus dọn đường cho cô con đường mà chúng ta phải đi,
Và nơi chúng ta sống để mang lấy danh Ngài
Con đường chúng ta cùng nhau bước đi
mang lấy thi thể không sự sống của Ngài
ra mồ mả?
Ngài bảo tôi, cô có một lời. Hãy dạn dĩ lên
Bây giờ, hỡi Mary,
hãy nói cho tôi biết nơi chúng ta cần phải đi"
Nàng đáp: "Nơi ấy sẽ xa lắm.
chúng ta chưa bao giờ đến đó
Ngài phán: Hãy đến Israel, rồi khi
một trong hai ta ngã chết, người kia sẽ
ở lại và tiếp tục sứ mệnh cho đến khi
Chúng ta nằm chung với nhau trong mồ.
Ngài phán rằng cả hai chúng ta sẽ dạn dĩ
đi qua đảo Britannia và ở đó yêu thương
bộ tộc Iceni và tỏ ra
cũng như dạy cho họ biết mọi sự
mà chúng ta biết về Đấng Christ".
Và thế là hai người cùng kết hôn.
Họ gói ghém những gì họ có thể dùng được, một túp lều
phần còn lại giữa vòng người nghèo,
Rồi dong buồm
với Đấng Christ vào trong tương lai,
bị che kín,
Ba ngàn dặm đường xa.
Mười năm kết quả trôi qua, và họ
được ban cho hai con trai và một gái.
"Hai viên kim cương và một hạt ngọc trai"
Họ thường nói, cho tới một ngày kia,
Trong lúc mùa đông,
Đức Chúa Trời đem hết mọi sự đi.
Họ không thể giữ ấm cho mấy đứa nhỏ
Và cả ba đều ngã chết trong mợt cơn bão.
Còn giờ đây chồng nàng nằm run rẩy,
Và Mary đặt ông vào giường
và nàng đã có Đấng Christ,
đã nhìn thấy gương mặt của sự chết.
Rồi khi dấu vết sau cùng của sự sống qua đi, trước khi nàng nói vĩnh biệt,
Nàng cúi đầu xuống rồi nói:
"Chúa ơi, tại sao chứ?"
Và lần nầy Chúa Jêsus đáp:
"Hỡi Mary yêu dấu,
sống là một ân tứ, và sự chết,
cái giá của nó ở trên đất.
Nó không sánh với sự sống được.
Sự chết không tỏ ra
Cái giá của sự sống, không phải bề dài,
bề rộng, bề sâu,
bề cao cũng không phải năng lực,
Cũng không phải tác dụng của nó
trong hai mươi năm,
hay nhiều thế kỷ. Mọi sự nầy tỏ ra
trong những ngày hầu đến, và sau cùng
ở trên trời, ở đó ngươi sẽ không còn nhìn thấy qua khói và kính nữa.
Nhưng ta sẽ nói nhiều về điều nầy:
Ta muốn cứu, và bởi lời nói của ngươi,
làm biến đổi một nữ hoàng ngoại đạo.
Và bà ta sẽ hỏi ngươi không biết ngươi
có nhìn thấy hay đã nếm sự mất mát chưa?
Rồi khi người nói cho bà ta biết về những ngày nầy, hai cái hàm của địa ngục
sẽ đóng lại mà không có linh hồn của bà ta,
vì người vẫn tin".
Ngừng một chút lâu.
Khi ấy Mary Mađờlen đáp:
"Ôi lạy Chúa, Ngài có ý nói chồng con chết và mấy đứa con của con cũng chết để giải phóng một nữ hoàng ngoại đạo ra khỏi địa ngục ư? Con thấy rồi".
Nàng quấn chồng mình trong tấm vải liệm,
Rồi quì gối xuống, hôn chồng, và thề:
"Em hứa, vì anh không thể ở lại,
Em sẽ không để cho anh chết
trong hư không đâu"
Còn bây giờ,
khi chúng ta thắp lên hai ngọn nến,
Chúng ta không thấy phí nổi buồn của mình, khi nhận biết điều nầy:
Mất mát là điều chúng ta đang trông thấy,
Nhưng có khi mất mát ấy có thể là tốt lành.
Một người có thể
nhận biết kết quả của hơi thở;
Nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được bông trái của sự chết.

Giô sép, người Arimathê, Phần1

Giô sép, người Arimathê, Phần1
Mục sư John Piper
Đề tài: Nhân Vật Tân Ước
Bầu trời tối ở đàng sau thập tự giá
Đỏ thẩm giống như thể mất mát mọi sự
Huyết từ mạch máu Chúa Jêsus đã đổ ra
Khắp bầu trời như một vết đỏ từ đất dấy lên.
Chúa bị treo ủ rũ trải bóng hướng về Jerusalem.
Joanna và Salome cùng một nhóm nhỏ,
Họ no nê rồi và có sức lực
để ở lâu bên bối cảnh
khoảng tám giờ đồng hồ
rồi tự hỏi phải làm gì, và sẽ
xin phép nếu một người bạn
hay gia đình sẽ đặt dấu chấm hết
cho bối cảnh tàn nhẫn nầy trước khi
ngày Sabát thánh khuất đi với vẻ ảm đạm.
Một người lính cứ canh chừng không cho ai
lén đến thập tự giá để bí mật đút lót
hay để chơi trò dại dột với mấy thi thể rồi giả vờ
thờ lạy Ngài là Đấng đã bị Đức Chúa Trời phán xét.
Nhưng Mary Mađờlen không nhịn được
giờ nào khác của thời điểm nàng xem là hèn nhát.
Nàng nghĩ: "Đây là Chúa!" và chỉ vì sợ hãi
Liệu họ sẽ chẳng biết đến nổi xấu hổ của Ngài?
Mọi người đâu hết rồi? Kẻ mù, người què,
kẻ điếc mà Ngài đã chữa lành cho? Họ đâu hết rồi
Vầng Đá nầy, Ngài không bỏ chạy hay
Tiếc đời sống ngọt ngào của Ngài,
trừ ra chết với Ngài?
Giờ đây, lời nói khoác nầy đâu rồi?
Có còn dội tiếng nữa không?
Chẳng có người nào cam đảm
Trong thành Jerusalem, hay ai đó
ở với Chúa Jêsus lâu đủ
để nhìn biết giá trị của Ngài?"
Chỉ khi ấy, ngược lại với
nét ửng đỏ thẳm của bầu trời,
nàng đã nhìn thấy một người.
Ông ta đi dọc con đường
chạy thẳng đến từ ngôi vườn
ở đó nhà giàu lập mộ địa —
giống như một cái hốc đắt giá bằng đá
hay bằng đất sét của âm phủ đã nguội hơi nóng
hoặc biến thiên đàng ra dịu dàng hơn.
Ông ta dùng tay kéo theo một chiếc thang
ở sau lưng trên đường. Một cuộn băng
vải gai mịn, mềm mại và đẹp đẽ,
gấp lại máng trên lưng ông, với hai sợi dây
buộc chặt để giữ nó không rớt xuống đất.
Tên lính nắm chặt lấy ngọn giáo và nhướng mày,
"Ngươi định làm gì đây?
Tôi có lịnh đuổi ngươi ra khỏi đây,
nếu ngươi đụng đến kẻ bị đóng đinh kia".
Mấy người đàn bà nín thở, và gắng sức
muốn xem coi có gì đáng sợ
trên gương mặt của người nầy.
Tên lính nói: "Ngươi sẽ chết nếu bước thêm bước nữa"
Rồi chỉa mũi nhọn hoắc của ngọn giáo ra
nhắm vào ngực của Giôsép
Giôsép từ từ rút ra cuộn giấy da
Rồi trao cho tên lính để đọc
Hắn trừng mắt: "Ngươi dùng địa vị mình
đến sảnh đường của Philát vì điều nầy ư?
Hỡi kẻ kia, ngươi thật là dại dột
Ngươi tưởng ngươi sẽ được an ninh
để bước đi trên các đường phố Siôn
một khi ngươi đối xử với hắn ta như một vì vua?
Một tiếng đồn nhỏ thôi
về sự nầy trước tòa công luận Do thái,
và họ sẽ khiến ngươi ra tồi tệ còn hơn ông ta nữa"
Hắn chỉ tay vào cây thập tự ở giữa
"Có lẽ là ngươi đấy?"
Ông ta hỏi tên lính canh: "Sao ngươi dám
khi Xêsa và vương quốc của ông ta không có ở đó,
Cả Philát và Tòa Công Luận
của người Do thái cũng không
nhưng chỉ có Đấng Christ, ở trên đất
và tối cao hơn hết thảy mọi tòa án, cả lớn và nhỏ?"
Khi Giôsép trèo lên gò đất sau cùng
đến gần thập tự giá, âm thanh dạn dĩ
trong lời nói của ông, đã đâm thủng tim của Mary
Không có gì phải lo nữa – khởi đầu của một việc
kéo dài đến mười năm phước hạnh.
Không có ai khác
từng gợi lại mọi điều nàng đã cảm nhận
ở trong lòng, khi Giôsép từ từ quỳ gối xuống
một mình trước thập tự giá đẩm máu kia
rồi bật khóc. Làm sao một người
mất cả mạng sống mình bởi lời lẽ dạn dĩ
giống như người nầy? Rồi quỳ gối xuống mà khóc
Việc nầy không luôn luôn xảy có với Giôsép.
Có một lần, tội sợ hãi hầu như khuấy đảo toàn bộ
đời sống của Giôsép. Từ trò đùa của trẻ con,
qua những năm tháng thiếu thời, đến địa vị cao
trong Tòa Công Luận, đã cai trị tấm lòng sợ hãi
không thể kiểm soát được. Ông là một người giàu có
và là đứa trẻ được nuông chiều.
Cây roi và cây gậy để đánh đòn
chưa bao giờ được sử dụng. Bố mẹ ông
đã mua cho ông mọi sự ông ưa thích, và tìm cách
làm cho ông được an ninh với sự giàu có
mà họ có thể mua sắm được.
Họ tin quyết rằng sức khỏe
và mọi sự con trai của họ cần tới
sẽ được sự giàu có chu cấp.
Tránh được sự nghèo khổ, ông sẽ thật được tự do
Thực thế. Nhưng không phải như vậy đâu.
Không có đồ chơi, không có du lịch,
không có áo quần, không có xe ngựa,
Không một trường điểm nào có thể là
nguồn của sự bình an, ít nhiều gì cũng là phong nhã.
Ông mơ đến việc thám hiểm đại dương
khi ông còn trẻ, và tại các quần đảo
xa những ba ngàn dặm, ông tự tung tự tác
Thế nhưng, mọi nổi sợ lại dấy lên,
Theo cách cơn ác mộng gây kinh khủng,
Và ông chẳng biết làm sao cho nó lắng xuống
Khi ông lớn lên,
Vòng nô lệ đã đến chỗ trọn vẹn rồi.
Ông không dám lấy vợ, e sẽ thất vọng;
Và sợ từng công việc làm ăn, thay vì thế
ông nương vào sự giàu có, và sống tư lự
đối với mọi lo lắng của đời,
Thế mà, với mấy ngón tay như con trẻ nắm lại
Quanh giấc mơ cho thấy một ngày kia
ông sẽ gặp một tấm lòng như sư tử buông tha.
Và rồi một ngày nọ, khi Giôsép,
gần bốn mươi tuổi, bắt đầu nghe,
Đấng Christ đã đến, ông nhờ một người bạn
đưa ông đến tận cuối cánh đồng
ở đó ông có thể nghe Chúa rao giảng,
song không gặp được
Và ở đó vết nhơ nô lệ ngoan cố
của một đời sống sợ hãi
được tẩy sạch khi Chúa Jêsus phán:
"Hãy xem loài chim kia,
chúng chẳng gieo cũng chẳng gặt,
cũng chẳng chất chứa sự giàu có trong kho,
thế mà Đức Chúa Trời lại nuôi chúng.
Lẽ đâu Ngài không biết đến nhu cần đơn sơ nhất
của ngươi, trước khi người cầu xin?
Và há công việc khó nhọc của ngươi trên đất
phải tin cậy vào sự quan phòng của Cha ngươi sao?
Có phải Ngài chưa đếm hết tóc trên đầu ngươi?
Và ngươi không nên bán
hai con chim sẻ để lấy một xu
dù vậy Đức Chúa Trời biết đến sinh mạng của chúng
và chẳng có một con nào rơi xuống đất
nếu không theo ý muốn Ngài?
Và ngươi không nên hà tiện
Vì ngươi còn quí hơn loài chim?
Đừng lo lắng mà chi, hoặc có thể thêm một phút
vào tuổi đời ngươi chăng?
Có phải sợ hãi
làm cho sức lực ngươi tăng thêm không?
Hãy xem loài hoa huệ kia lớn lên.
Chúng không lao động vất vả, nhưng mà
áo của chúng sặc sỡ xinh đẹp dường bao
vào mùa xuân! Đức Chúa Trời chưa chúc phước
cho một vua nào có sự giàu có giống như hoa ấy.
Ồ, đừng hủy hoại niềm vui như con trẻ
bằng cách trang trí trên áo quần ngươi đang mặc
hoặc ăn hay uống. Đây là một cái bẫy;
và mọi người trong thế gian họ xây khỏi
Đức Chúa Trời đặng tìm kiếm mọi sự nầy.
Còn ngươi, ta dặn:
Trước hết hãy tìm kiếm Nước của Ngài,
hãy tìm kiếm luật lệ Ngài
và sự công bình, thì ngươi sẽ
được ban cho và được yên nghỉ.
Ngày mai sẽ lo về việc ngày mai,
Hãy lo liệu việc ấy với ân điển của ngày mai".
Rồi khi mặt trời lặn đi trên cánh đồng
Khi Chúa Jêsus phán, người giàu có kia đã quỳ xuống,
Rồi đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời.
Ba năm
trôi đi và mọi nỗi sợ của Giôsép
bắt đầu vơi dần đi, trừ phi
một điều: bí mật mà ông đã cất giữ
đối với Tòa Công Luận, rằng ông là
một môn đồ của Đấng Christ, vì
đấy là sự vinh hiển và tiếng tăm của ông
và từng thị trấn người Do thái đều nhìn biết
rằng Giôsép được xếp giữa bảy mươi mốt người,
có chẳng có ai
được tôn trọng cao trong Tòa ấy
hơn ông. Nhưng giờ đây tiếng gọi đáng sợ kia
rung lên trong tai ông. Tiếng của Caiphe:
"Đây là sự lựa chọn của các ông,
Hỡi Tòa Công Luận,
điều nầy có phải là phạm thượng hay không?
Jêsus nầy ông nhìn thấy
Trên phiên xử nói hắn là Đấng Christ,
Con của Đức Chúa Trời.
Chúng ta chẳng còn cần chứng cớ nào nữa hết.
Hãy quyết đi!
Các ông nói sao?"
Mọi giọng nói gào lên, lớn tiếng
"Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự!"
Nhưng có một người.
Đôi mắt ông hướng về Đấng Christ,
Và đôi mắt Đấng Christ nhìn về ông.
Và bấy nhiêu là đủ rồi.
Sợi xích sau cùng đã đứt rời ra. Ông
được tự do. Ông chổi dậy để nhìn xem.
Một sự im lặng phủ lên Tòa Công Luận,
Và ai nấy muốn xây khỏi số phận
mà họ đã thốt ra cho kẻ bị cáo kia,
rồi nhìn xem những gì Giôsép muốn nói trong im lặng.
Ông nói: "Nầy anh em ơi, tôi không đồng ý"
Và giờ đây, khi Mary quan sát ở đó
Người nầy đang cầu nguyện bên dưới thập tự giá,
Người giàu nầy đang bật khóc, không e sợ,
Hãy đến, phụ với người đàn bà nầy nếu ông muốn.
Rồi đứng trong kinh hãi những điều ông nhìn thấy:
Một người, bị nô lệ trong sợ hãi, đã được buông tha.
Hãy để cho ngọn nến giờ đây dịu dàng nói
đến loài chim, hoa huệ, dễ vỡ, yếu đuối,
giống như chúng ta và Chúa Jêsus đang bị treo ở đó,
và về sự chăm sóc đắt giá của Đức Chúa Cha.
được nên trong mọi sự sợ hãi,
và trong chỗ của nó, giờ đây
tại thành Bếtlêhem không còn có sợ hãi vô tín nữa,
mà chỉ có sự dạn dĩ trong tấm lòng rạn vỡ mà thôi.

Xachari

Xachari
Mục sư John Piper
Đề tài: Nhân Vật Kinh Thánh Cựu Ước
Bạn đang lắng nghe Xachari
Dòng thầy tế lễ cùng thương buôn trên vùng đồi núi,
Các thiếu nữ và mấy người đàn bà bên cối xay,
Đã bật cười nơi cụ Xachari
Bao lâu họ nhớ tới "bài ca!"
Họ hô to, khi cụ trở lại với họ
sau khi thi hành chức vụ ở thành Jerusalem,
"Bài ca!" họ đã hát trong hai mươi năm
Trên đầu lưỡi của họ, bài ca
nói tới con cái khi họ kể chuyện
về cách thức "Giăng" chào đời.
Đấy là tên họ gọi con trai của cụ.
Hạt gạo sẽ bị nghiền nát giữa mấy bánh xe
Khi nữ giới lo dọn các bữa ăn
Cho nửa tá thầy tế lễ xuất thân từ thị tộc của Abigia.
Khi ấy người ta đến cho họ hay,
"Cụ ấy trở ra rồi! Và cụ Xachari đang trèo lên núi!"
với túi đồ và cây trượng cùng chín mươi tuổi đời,
— hay nhiều hơn thế, có người nói —
Cụ đang lên núi.
Vợ của cụ
đã đón cụ trên đỉnh núi cho tới chừng bà qua đời.
Ai nấy đều nói bà đã nhuốm bịnh
Vì sa mạc đã giữ lấy con trai bà.
Bà rên rỉ qua ngày và kêu lên: "Hỡi đồng vắng,
hãy hủy diệt bầy rắn độc của ngươi,
nhưng đừng hủy diệt con trai ta!"
Cậu bé chưa đầy mười hai tuổi, nó không trở lại.
Và rồi, trước khi râu nó mọc trên gương mặt
Nó chẳng về đâu. Và đối mặt với hướng Đông
bà đã qua đời trên manh chiếu của bà.
Còn cụ Xachari thì chưa đâu. Cụ kêu gào
cho bà và cho Giăng, nhưng rồi cụ cầm lấy
cây trượng, túi đồ và quyển sách thánh của mình.
Và thức khuya cầu nguyện cho mười lăm năm khác.
"Đáng kính sợ thay, Đức Chúa Trời là Đấng ban cho và là Đấng có quyền cất đi",
Cụ thường hay nói: "Đấng Chí Cao chẳng phạm một lỗi nhỏ hay lớn nào hết"
Khi cụ cùng dòng thầy tế lễ ra đời rồi
sống quanh cối xay vùng đồi núi,
Hô to lên: "Ngài hiện diện trên núi!"
Và các thiếu nữ sẽ rời khỏi cối xay.
"Bài ca! Bài ca!" họ hô lớn tiếng lên.
Âm thanh vang dội và mọi người sẽ hát —
Chỉ có bốn câu ngắn nói về cụ Xachari:
"Tử cung son sẻ đã sanh hạ,
Một thiếu niên ra từ nguồn gốc xứng đáng.
Ai có thể thấy trước được giá trị của con trẻ,
Gã thiếu niên làm cho cha mình được trẻ lại?"
Và đó là sự thực: gã thiếu niên đã làm
cho cha mình trẻ lại. Cụ Xachari đã cầu nguyện
xin Đức Chúa Trời cho phép ông nhìn thấy cái ngày
mà Giăng sẽ cất giọng mình nói:
"Hãy sửa soạn! Hãy dọn đường cho Đức Chúa Trời!"
Giờ đây, ba mươi năm đã trôi qua, cụ bước đi
trên ngôi làng vùng đồi núi lần sau cùng,
Rồi khi mặt trời lặng yên
với nét bồn chồn trên gương mặt cụ.
Mọi người đều thức thâu đêm,
và khi hơi thở cụ sắp tàn, cụ nói:
"Giăng ơi, Giăng ơi".
Một người bạn giá đến lay đầu cụ.
Vì mọi sự họ biết, ấy là con trẻ đã chết trong mười lăm năm.
Bầu trời đổi thành màu đỏ cùng với đỉnh núi ở phía Đông.
Hơi thở cụ sẽ ngừng lại, và rồi, lẫn tránh sự chết,
Hơi thở ấy trở lại, mỗi lần nhẹ nhàng hơn.
Và khi đó, đối lại với bầu trời màu đỏ huyết,
người ta đã nhìn thấy nó ngã màu đen
và thầy tế lễ rắn chắc vùng hoang mạc kia, với cái túi,
cây trượng và quyển sách thánh, suy nghĩ về Giăng.
Họ biết rõ điều đó, vì ông đi thẳng vào chỗ
mà ông đã sống trong nửa đời người.
Và ở đấy, không có một lời cho những ai say mê ngồi đó, ông quì gối bên tấm chiếu.
Và khi ông sấp mình xuống, mái tóc đen dài
phủ xuống giống như lời cầu nguyện được nhậm vậy,
Và túp lều như đã được nên thánh.
Ông đã hôn nơi mắt của cha mình với đôi mắt đẫm lệ,
Làn da đầu tiên ông chạm đến trong hơn mười lăm năm.
Và khi ấy ông đặt môi mình bên lỗ tai chờ đợi của cụ già
rồi thỏ thẻ một giọng nói y như tiếng kêu la trong hoang mạc:
"Nầy, hãy dọn đường cho Đức Chúa Trời!'"
Đôi mắt của Xachari nheo lại.
Bàn tay ông chổi dậy giống như thể được đưa ra từ thiên đàng,
với dáng dấp của một thầy tế lễ đầy ơn.
Và như sự vinh hiển của phương Đông bắt đầu chiếu sáng,
cánh tay ông choàng quanh cổ Giăng, rồi nhẹ nhàng rơi xuống đất.
Ôi hỡi Đức Chúa Trời,
cánh tay và niềm hy vọng của chúng tôi rất yếu đuối:
Ngài đã đi quá lâu rồi!
Nhưng một mình Ngài là mọi sự chúng tôi đang tìm kiếm!
Ôi gương mặt tươi tắn và sáng láng của Ngài
sẽ tỏa ra qua một ngọn nến,
Và nguyện bởi ân điển toàn năng của Ngài
Chúng tôi ghì chặt lấy Đức Chúa Con.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Lấy Làm Vui Vẻ Về Luật Pháp Của Đức Chúa Trời

Lấy Làm Vui Vẻ Về Luật Pháp Của Đức Chúa Trời
Mục sư John Piper
Kinh thánh: Thi thiên 1
Đề tài: Kinh thánh
Đối với một số người thì từ ngữ "tranh luận" chỉ có nghĩa là "tranh chấp" hoặc "mặc cả" hay "tranh cãi". Nhưng tôi muốn dùng từ "tranh luận" theo ý nghĩa tích cực hơn trong việc đưa ra những lý luận và việc rút tỉa ra các phần suy luận. Tôi không thích mặc cả và tranh cãi nhưng tôi thích phần tranh luận hơn trong Kinh thánh — cách thức các trước giả được cảm thúc đưa ra lý lẽ cho mọi khẳng định của họ và cách thức họ rút tỉa mọi suy luận từ các sự kiện đã được chia sẻ. Tấm lòng của tôi rung động và lưng tôi có những sự ớn lạnh chạy dài trên nó lúc tôi tìm được một sự tranh luận vững chãi về sự nên thánh. Thí dụ: Đức Chúa Trời làm nên thánh dân sự Ngài bằng phương tiện lẽ thật. Lời của Ngài là lẽ thật. Vì thế, chúng ta nên hết lòng dâng mình cho Ngôi Lời vì sự nên thánh của chúng ta.
Chúa nhựt vừa qua, tôi đã nói rằng một trong các mục tiêu của tôi với Hội thánh Bethlehem, ấy là chúng ta trở nên một dân mà đối với họ chẳng có gì là tầm thường hết — một dân nhìn xem mọi sự với ánh mắt của Đức Chúa Trời và nhờ thế nhìn thấy trong mọi sự và mọi người một phản ảnh của cõi đời đời, một tia sáng le lói điều chi đó là vô hạn và đáng giật mình — một dân mà các khách tham quan đến sẽ nói: Trong nhà thờ đó, sự thờ phượng, sự cầu nguyện, mối thông công và sự ca hát không phải là điều tầm thường.
Từ cái đầu đến tấm lòng
Giờ đây, có mục tiêu nhỏ thứ hai tôi muốn nói tới. Tôi muốn Hội thánh Bethlehem trở thành một dân không tin hay cảm thấy sự tranh luận (giống như tôi đã mô tả nó) và tình cảm sâu sắc trái ngược nhau. Đối với nhiều người công việc của cái đầu và sự dốc đổ của tấm lòng đang ở trong chỗ so le. Suy nghĩ và cảm nhận thì giống như dầu với nước; chúng đẩy lẫn nhau.
Bất cứ lý do gì cho sự căng thẳng nầy tồn tại trong nhiều người, kinh nghiệm riêng của tôi, ý thức của tôi về kinh nghiệm của nhiều người khác trong lịch sử, và trí hiểu của tôi về Kinh thánh dạy cho tôi biết rằng sự căng thẳng nầy quả là không cần thiết cũng không lành mạnh, ít nhất là không ở một cấp độ mà hầu hết mọi người đang kinh nghiệm nó. Mục tiêu của tôi là giúp cho chúng ta hết thảy trở nên loại người có lối suy nghĩ nhen lên những cảm xúc sâu sắc tác động vào lối suy nghĩ thật sự. Phần lớn sự đề kháng chúng ta cảm thấy giữa tấm lòng và cái đầu là, tôi nghĩ, phù hợp với khuôn mẩu ứng xử đã tiếp thu không nhất thiết kết quả từ bản chất tình cảm hay suy tưởng của chúng ta. Chúng ta đã được cảnh báo rất thường xuyên về việc đừng trở nên một lý trí nguội lạnh để rồi chúng ta có trí tưởng tượng không hay nhen lên những ngọn lửa thay vì dập tắt chúng. Hay ở mặt kia, chúng ta đã được dạy dỗ cảnh giác phải sống với thứ tình cảm cuồng nhiệt đến nỗi chúng ta khó có thể tin rằng giọt lệ nơi mắt của ai đó có thể đến từ phương pháp luận thánh khiết thay vì là niềm say mê không lành mạnh.
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta lý trí và đòi hỏi rằng chúng ta sử dụng chúng với sự hiểu biết và áp dụng Lời của Ngài. Và Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta cảm xúc quan trọng như nhau và những gì Ngài đã truyền phải được đưa vào sự phục vụ Ngài sao cho thật mạnh mẽ.
Nếu chúng ta chễnh mãng đối với tâm trí, chúng ta sẽ trôi lạc vào đủ loại sai lầm về giáo lý và không tôn cao Đức Chúa Trời là Đấng sẽ được nhận biết y như vốn có thật vậy. Và nếu chúng ta chễnh mãng đối với tấm lòng, chúng ta sẽ ngã chết đang khi chúng ta còn đương sống bất luận tín điều của chúng ta có đúng đắn đến cở nào đi nữa. "Người nầy dùng môi miếng tôn cao ta song lòng dạ họ thì cách xa ta lắm". Vì vậy, mục tiêu của tôi dành cho chúng ta, ấy là chúng ta gom lại những gì mà nhiều người ôm giữ lấy so với sự tổn thương của chính họ. Chúng ta hãy làm cho những cái đầu của chúng ta được trong sáng và sưỡi ấm tấm lòng của chúng ta. Chúng ta hãy hết sức cảm nhận và suy nghĩ.
Giờ đây, mọi sự nầy cần phải làm gì với Thi thiên 1, là phân đoạn Kinh thánh của chúng ta tối nay? Đây: Tôi muốn giảng một loạt bài được gọi là Các Thi Thiên Mùa Hè. Song khi tôi bắt đầu suy nghĩ về Thi thiên 1, và các Thi thiên khác mà chúng ta sẽ nhìn vào, tôi nhận ra rằng cách tiếp cận của tôi sẽ nhắm vào một số người lạ. Cách tiếp cận của tôi thường bao gồm thắc mắc: Đâu là phần tranh luận của Thi thiên nầy, hay phân đoạn nầy trong sách Thi thiên? Và tôi có thể hình dung ra ai đó đang nói: Thực sự ông ấy đang ở chỗ sa lầy. Bộ ông ấy không biết Thi thiên là các bài hát sao chứ? Chúng tỏ ra những cảm xúc của dân sự xưa kia của Đức Chúa Trời. Chúng không cãi là chúng bị chia cắt. Chúng là những bài ca để cho người ta hát lên. Mọi sự nầy nói gì về tranh luận, lý luận và suy luận?
Vì vậy, khi tôi biết có người sẽ phản ứng giống như thế, tôi khởi sự với lời nài xin đừng nhảy vào súng ống rồi xé toạc mọi thứ đã gắn kết với nhau, nghĩa là cái đầu và tấm lòng, tư tưởng và cảm xúc, trang luận và bài hát, lý luận và thơ văn.
Trường hợp của tôi, ấy là thơ ca hay bài hát thường sẽ có phần tranh luận rất hay. Nếu một bài ca có phần tranh luận xấu, nó phá hủy bài ca ấy, kể cả cái chạm của cảm xúc nữa. Thí dụ, Sonny và Cher có một bài hát vào năm 1966, trong đó có một dòng hát như sau: "Anh muốn sống cho em, anh muốn chết vì em, thậm chí anh muốn trèo núi cao vì em". Có gì sai với phần tranh luận ấy chứ? Cụm từ "thậm chí" ám chỉ rằng việc trèo núi kia nó tác động mạnh mẽ hơn việc hy sinh, còn chết chỉ là giả vờ mà thôi. Lối lý luận của thơ văn thì mâu thuẫn và vì thế bài ca đó trở nên nghèo nàn và cái chạm hoàn toàn của nó chẳng có bao nhiêu hết.
Bạn có thể nói: "Cái chạm ấy chẳng có bao nhiêu là đối với ông thôi — có lẽ ông là người duy nhứt đã nhận ra vấn đề". Tôi mong đấy chẳng phải là sự thực. Song nếu nó là sự thực, thì đấy chính xác là những gì tôi muốn thay đổi — sự phân rẻ lý trí và cảm xúc của chúng ta để các nhà quảng cáo và giải trí thông minh (họ biết chúng ta tốt hơn là chúng ta biết mình) có thể xỏ hai mũi cảm xúc của chúng ta rồi kéo chúng ta đến bất cứ đâu họ muốn vì lý trí của chúng ta bị chùng xuống. Họ đã dạy chúng ta phải bịt chúng lại khi âm nhạc bắt đầu.
Thế nhưng trong Hội thánh Bethlehem nầy, chúng ta sẽ không bịt chúng lại khi các Thi thiên của Đức Chúa Trời khởi sự. Tôi sẽ hát với tâm thần mình và tôi sẽ hát với lý trí của tôi. Nếu tôi không hát, lý trí của tôi sẽ không có sự sống và tâm thần của tôi không có lẽ thật và chất lượng. Chúng ta hãy trở thành hạng người lành lặn và không để cho các khuôn mẫu lý trí hay cảm xúc buộc chúng ta phải thành ra khuôn mẫu của chúng — được nắn đúc bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời — là Thần Lẽ Thật và Thần Tình Yêu.
Bài ca gây nhiều tranh cãi
Một minh họa khác nhấn mạnh vấn đề. Tôi thích đọc và sáng tác thơ, và tôi hy vọng mọi áp lực của đời sống Mục sư không vắt cạn tôi đến nỗi tôi chẳng còn gì để sáng tác. Tôi mang theo một thí dụ để tỏ ra đối với tôi mọi việc được cảm nhận sâu sắc thế nào luôn được biểu hiện qua một số hình thức tranh luận. Bài thơ là bài viết vào ngày Mẫu Thân năm 1977 có đề tựa "Gửi cho Mẹ của con trai tôi".
GỬI CHO MẸ CỦA CON TRAI TÔI
Tôi có thể ra một giá
đặt trên con trai tôi, nó sẽ vượt quá
những gì tôi nhận được trong cuộc sống,
hay trong tích lũy cả ngàn năm.
Chúng mang ảnh tượng, xác thịt và xương cốt tôi,
Tiếng nói và suy tưởng bộn bề của tôi,
Và trong linh hồn chúng là linh hồn tôi,
Chúng bẩm sinh và
được truyền dạy theo thiết kế của Đức Chúa Trời.
Chúng là món tráng miệng ngọt ngào
cả ngày dài của tôi:
Làm sao tôi quên được
buổi hòa nhạc ở câu lạc bộ của người cha
Tiếng vọng ở cổng trước "Bố đây!"
Và chúng sẽ là niềm vui của ông già như tôi
Nếu tôi sống thọ do ân điển của Chúa
Và chúng, không còn là trẻ con nữa,
Là những người trưởng thành,
tình yêu chúng dành cho Đức Chúa Trời rất mạnh mẽ.
Thế mà tôi không viết ra những dòng nầy
để ban cho con trai tôi một lời khen ngợi xuất sắc;
Tôi có thể tán dương mọi lời nầy
Giá trị mẹ của chúng cao vời lắm.
Tôi càng yêu quí mấy đứa nhỏ nầy,
niềm vui của tôi càng thăng lên cao,
Karsten và Ben anh nó
Nhờ các con gửi cho mẹ và cho bạn bè.
JP
Ngày Mẫu Thân năm 1977
Viết một bài thơ ngắn và giản dị là một việc đòi hỏi nhiều hơn một sự bùng nổ về cảm xúc. Có một sự tranh luận xoay quanh cụm từ để: Tôi có thể tán dương mọi lời nầy. Giá trị mẹ của chúng cao vời lắm. Có thể bỏ sót tình yêu trong tấm lòng tôi nếu nàng không nhìn thấy mục đích trong đầu tôi bốn câu ngợi khen cho Karsten và Benjamin là thực sự khen ngợi nàng. Mong là điều đó không khó nhìn thấy, nhưng mục đích của tôi là phải nhấc lý trí lên để thấy điều đó. Và tôi bác bỏ lối nói: Nếu ông luyện tập lý trí để nhìn thấy những việc như thế trong một bài thơ, thì chẳng có giọt nước mắt vui mừng nào trong Ngày Mẫu Thân hết. Đó là lời dối trá của Satan sẽ cướp khỏi chúng ta mọi sự không còn đầy dẫy sự sống và đặc biệt không đầy dẫy Lời Đức Chúa Trời nữa
Phần tranh luận của Thi thiên 1
Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào Thi thiên 1 trong vài phút. Bài ca ngắn nầy xứng đáng cho vài bài giảng không cảm thấy tồi tệ nếu chúng ta nhấn mạnh một vài chi tiết tối nay và không nhấn mạnh các chi tiết khác. Chúng ta sẽ trở lại với vấn đề nầy một ngày khác.
1Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; 2Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. 3Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng. 4Kẻ ác chẳng như vậy đâu; Nhưng chúng nó khác nào rơm rác gió thổi bay đi. 5Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, Tội nhân cũng không được vào hội người công bình. 6Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong.
Giờ đây, tôi nghĩ Thi thiên nầy có một phần tranh luận. Cho phép tôi tóm tắt nó lại theo như tôi thấy rồi kế đó chúng ta sẽ tập trung điểm chính.
Thi thiên trình bày cho độc giả thấy hai vấn đề nghiêm trọng phải lựa chọn. Câu 6: "6Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong". Một là bạn có mặt giữa vòng người công bình hay bạn có mặt giữa vòng kẻ ác. Có hai loại con người duy nhứt mà tác giả Thi thiên chú trọng đến, và từng người thuộc về loại nầy hay loại kia.
Cùng với hai loại người như thế nầy, tác giả Thi thiên cảnh cáo về hai số phận ngay trong đời nầy và ngay tại chỗ phán xét. Nếu bạn sống công bình thì bạn sẽ giống như một cây kia (câu 3). Nếu bạn sống gian ác, bạn sẽ giống như rơm rạ (câu 4). Nếu bạn sống gian ác bạn sẽ kết thúc trong sự hủy diệt (câu 6b). Nếu bạn sống công bình, đường lối của bạn sẽ được nhìn biết và được Đức Chúa Trời bảo hộ cho đến sự vinh hiển (câu 6a). Về kẻ ác: giống như rơm rạ và kết thúc trong chỗ hủy diệt. Về người công bình: giống như cây trồng gần dòng nước và kết thúc trong hội người công bình vinh hiển.
Rồi cùng với hai loại người hai số phận, tác giả Thi thiên nói cho chúng ta biết một trong những điểm khác biệt quan trọng phân biệt người công bình với kẻ gian ác. Người công bình lấy làm vui vẻ nơi Lời thành văn của Đức Chúa Trời và suy gẫm luôn Lời ấy (câu 2). Kẻ ác chế nhạo Lời của Đức Chúa Trời và xem khinh người nào bước theo Lời ấy (câu 1).
Phần kết luận của tôi rất rõ ràng: Phước hạnh, may mắn, hạnh phúc cho người nào lấy làm vui vẻ nơi Lời của Đức Chúa Trời hơn là hiệp với những kẻ chế nhạo, vì người sẽ giống như cây trồng gần dòng nước chớ không như rơm rạ và sẽ kinh nghiệm sự quan phòng của Đức Chúa Trời cho đến đời đời thay vì bị hư mất trong sự phán xét.
Tất nhiên là ngụ ý vang dội tuy không nói ra của Thi thiên — tiếng kêu của tác giả Thi thiên cho hết thảy chúng ta phải lo liệu là gì đây? Hãy tự mình lấy làm vui vẻ nơi luật pháp của Đức Chúa Trời! Và hãy suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Đấy là điểm chính của Thi thiên. Nó đứng ngay lối vào với tác giả Thi thiên giống như thể muốn nói: tất cả các bạn là những người bước vào đây, hãy lấy làm vui vẻ nơi những gì các bạn nghe thấy, mà không chế giễu.
Người công bình và kẻ gian ác
Trước khi chúng ta nhìn kỹ hơn vào điểm chính nầy, có một chi tiết trong phần tranh luận cần phải được xóa đi. Phần nhiều người trong chúng ta ưa thích lẽ đạo xưng công bình bởi đức tin có thể khó nuốt khi tôi nói: "Có hai loại người: kẻ ác và người công bình — kẻ nầy sẽ hư mất, còn người kia thưởng thức ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời". Chúng ta biết từ Rôma 3:10: "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không". Thế thì làm sao tác giả Thi thiên dám nói: "6Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong"?
Thật là hữu ích khi nhìn vào Thi thiên mà Phaolô diễn giải ở Rôma 3:10–12. Hãy nhìn vào Thi thiên 14:1–3.
“Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành. Đức Giê-hô-va từ trên trời ngó xuống các con loài người, Đặng xem thử có ai khôn ngoan, tìm kiếm Đức Chúa Trời chăng. Chúng nó thay thảy đều bội nghịch, cùng nhau trở nên ô uế; chẳng có ai làm điều lành, dầu một người cũng không”.
Phaolô sử dụng từ "công bình" (chẳng có người công bình) ở chỗ tác giả Thi thiên dùng "làm điều lành" (chẳng có ai làm điều lành). Nhưng cả hai chỗ dường như lúc đầu chỉ ra loại người được gọi là người công bình. Nhưng khi chúng ta đọc tới, hãy nhìn xem những gì chúng ta tìm thấy. Thi thiên 14:4-5:
“Các kẻ làm ác há chẳng hiểu biết sao? Chúng nó ăn nuốt dân ta khác nào ăn bánh, và cũng chẳng kề cầu khẩn Đức Giê-hô-va. Chúng nó bị cơn kinh khiếp áp bắt, vì Đức Chúa Trời ở giữa dòng dõi kẻ công bình”.
Ở đây, trong Thi thiên 14:1–5 rõ ràng là tác giả Thi thiên không có ý nói tuyệt đối chẳng có người công bình. Có một thế hệ những người công bình! Cái điều ông muốn nói, ấy là ở ngoài phạm vi công tác làm nên thánh đặc biệt của Đức Chúa Trời (mọi điều diễn ra chủ yếu trong xứ Israel) con người phải làm nô lệ cho tội lỗi. Nhưng trong phạm vi công tác làm nên thánh của Đức Chúa Trời, con người có thể trở nên công bình.
Chúng ta có thể gần như chắc chắn rằng đây là những gì Phaolô cũng muốn nói tới ở Rôma 3:10 vì ông kết luận cáo trạng của ông về dòng giống con người với câu nói: "Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó!" (Rôma 3:18). Nhưng điều đó không thể nói tới mọi người một cách tuyệt đối vì trong cả Cựu và Tân ước các thánh đồ đã kính sợ Đức Chúa Trời. Những gì Phaolô muốn nói khi ấy, là ngoài công tác ân điển của Đức Chúa Trời thay đổi con người rồi kéo họ đến với Ngài, con người không kính sợ Ngài và chẳng có một người công bình nào hết.
Vì vậy, điều đó không trái với sự dạy của Phaolô hay với các thi thiên khác cho rằng nhân loại bị chia thành gian ác và công bình rồi chỉ có người công bình mới được cứu. Sự hiểu sai duy nhứt khác phải tránh là sai lầm về việc sánh người công bình với sự trọn lành không có tội lỗi. Chúng ta tránh không xưng mình có mặt giữa vòng người công bình vì điều đó ám chỉ chúng ta là trọn lành, chưa hề phạm tội, và chúng ta biết rõ như thế là không thật về bản thân mình. Nhưng là một người công bình theo lối nói của Cựu Ước không có nghĩa là được trọn lành rồi đâu. Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng các thánh đồ phải sống công bình để được cứu (Thi thiên 1:6); Ngài chưa hề lập sự trọn lành làm điều kiện tiên quyết để được cứu. Toàn bộ hệ thống con sinh được thiết kế để truyền đạt ơn tha thứ cho hạng tội nhân hầu cho Đức Chúa Trời có thể cứu lấy họ.
Cách đơn giản nhất để thấy rõ ràng là người công bình không có nghĩa là được trọn lành trong các Thi thiên và để nhìn thấy nó có nghĩa gì thì hãy nhìn vào Thi thiên 32. Đặc biệt chú ý: 1) David phạm tội và được tha thứ; 2) ông nói có một nhóm người được gọi là "nhơn đức" (câu 6); 3) kẻ ác được đem đối chiếu với những người đặt lòng tin cậy nơi Đức Giêhôva (câu 10); 4) những người biết tin cậy, được tha thứ nầy được gọi là người công bình và ngay thẳng trong tấm lòng (câu 11). Vì vậy, bất cứ khi nào bạn đọc về người công bình, hãy nghĩ: người nào tin cậy nơi Chúa vì sự vui mừng và ăn năn tội lỗi của họ ở chỗ sốt sắng nhất.
Lấy làm vui vẻ nơi Lời của Đức Chúa Trời
Và giờ đây Thi thiên 1 thêm vào một điểm quan trọng nữa về người công bình — người ấy lấy làm vui vẻ nơi luật pháp của Đức Chúa Trời, huấn thị của Ngài, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sống công bình. Tôi muốn Hội thánh nầy phải trở thành hạng người công bình. Và việc đầu tiên sách thi thiên chọn phải nói về người công bình, ấy là họ không theo mưu kế của người thế gian, song họ tìm gặp khoái lạc trong sự lắng nghe Đức Chúa Trời nơi lời của Ngài.
“Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy. Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao! Thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi!” (119:97, 103)
Làm giảm sút Cơ đốc giáo không hề là một vấn đề của đòi hỏi, kiên quyết và ý chí. Đây là một vấn đề của những gì chúng ta ưa thích, những gì chúng ta lấy làm vui vẻ, những gì nếm là ngọt ngào đối với chúng ta. Khi Chúa Jêsus vào trong thế gian, con người đã bị chia thành những gì họ ưa thích: "sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng" (Giăng 3:19). Người công bình và kẻ ác bị phân ra bởi những gì họ ưa thích — sự khải thị của Đức Chúa Trời hay đường lối của thế gian. Nhưng có người thắc mắc: Làm sao tôi đạt tới chỗ lấy làm vui vẻ về Lời của Đức Chúa Trời? Câu trả lời của tôi có hai phần: 1) cầu xin cho có vị giác mới trên lưỡi của trái tim bạn; 2) suy gẫm luôn về mọi lời hứa đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài.
Cũng chính tác giả Thi thiên nầy đã nói: " Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao!" (119:103), trước đó ông đã nói: "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa" (119:18). Ông đã cầu nguyện, vì có vị giác thánh khiết trên cái lưỡi của trái tim là một ân tứ của Đức Chúa Trời. Không một người nào về mặt tự nhiên khao khát và lấy làm vui vẻ nơi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Nhưng khi bạn đã cầu nguyện, thực sự khi bạn cầu nguyện, suy gẫm luôn về mọi lợi ích mà Đức Chúa Trời hứa với dân sự của Ngài về sự vui vẻ trong việc có Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đấng trợ giúp cho bạn lúc bây giờ và là sự trông cậy đời đời. Ai lại chẳng thích thú khi đọc một quyển sách, đọc thấy điều sẽ thay đổi một người từ cọng rơm thành cây bá hương trên Liban, từ bụi đất Texas thành vườn lan Hawaiian? Chẳng có ai muốn trì xuống để trở thành một cọng rơm — không có rễ, không có trọng lượng, vô dụng. Mọi người trong chúng ta đều muốn rút tỉa sức lực từ dòng sông sâu thực tế rồi được trở thành hạng người kết quả, hữu dụng.
Dòng sông thực tế ấy chính là Lời của Đức Chúa Trời và hết thảy các vị thánh đồ đã được lập nên cao trọng bởi Lời ấy. Cho phép tôi cung ứng cho bạn một thí dụ trong phần kết luận để thúc giục bạn biết suy gẫm và lấy làm vui vẻ nhiều thêm. George Muller đã sống từ năm 1805 đến năm 1898 và nổi tiếng trong việc thiết lập nhiều viện mồ côi và nương cậy vào Đức Chúa Trời tiếp trợ trong nhiều phương thức thật lạ lùng. Hãy lắng nghe phần làm chứng của ông về cách thức và lý do tại sao phải suy gẫm Kinh thánh luôn.
Trong khi tôi đang ở tại Nailsworth, thật là vui khi Chúa dạy tôi một lẽ thật, không phân biệt công cụ hữu hiệu của con người, sâu xa như tôi biết, lợi ích của việc tôi không hư mất, dù trong lúc nầy, khi đang sửa soạn bản in thứ tám cho tờ báo, hơn 40 năm đã trôi qua. Vấn đề là đây: tôi đã thấy rõ ràng hơn bao giờ hết, rằng ngành kinh doanh lớn và chính yếu đầu tiên mà tôi phải tham dự mỗi ngày là, linh hồn tôi được phước trong Chúa. Việc đầu tiên cần phải quan tâm không phải là tôi hầu việc Chúa bao nhiêu, tôi làm vinh hiển cho Chúa bao nhiêu; mà là tôi đưa linh hồn mình vào trạng thái phước hạnh như thế nào, và người bề trong của tôi được trưởng dưỡng như thế nào!?! Vì tôi phải tìm cách đặt lẽ thật trước mặt người chưa được biến đổi, tôi phải tìm cách đem lại lợi ích cho các tín hữu, tôi phải tìm cách làm cho kẻ đau khổ được khuây khỏa, tôi phải tìm cách trong các phương thức khác đối xử với bản thân mình để nó trở thành một con cái của Đức Chúa Trời trong thế gian nầy; và thế mà, chưa được phước hạnh trong Chúa, và chưa được trưởng dưỡng và được gây dựng người bề trong hết ngày nầy qua ngày khác, mọi sự nầy có thể không được thực hiện trong một tinh thần phải lẽ. Ít nhất là 10 năm trước đây, như một thói quen, tôi đã dâng mình vào sự cầu nguyện, sau khi đã mặc quần áo đàng hoàng vào buổi sáng.
Giờ đây tôi thấy, rằng việc quan trọng nhất tôi phải làm là dâng mình vào việc đọc Lời của Đức Chúa Trời và suy gẫm luôn Lời ấy, nhờ đó tấm lòng của tôi được yên ủi, được khích lệ, được cảnh cáo, được quở trách, được hướng dẫn; và nhờ đó, khi suy gẫm, tấm lòng của tôi sẽ được đưa vào mối tương giao với Chúa. Vì thế, tôi bắt đầu suy gẫm luôn Tân Ước từ lúc ban đầu, sáng sớm. Việc đầu tiên tôi đã làm, sau khi cầu xin một vài lời nguyện phước hạnh của Chúa giáng xuống Lời quí báu của Ngài, sắp sửa bắt đầu suy gẫm Lời của Đức Chúa Trời, tìm kiếm, như vốn có thật vậy, trong từng câu, để tiếp lấy ơn phước của việc suy gẫm đó; không phải vì cớ chức vụ công khai của Ngôi Lời; không phải vì cớ sự rao giảng luôn mọi điều tôi đã nghiền ngẫm tới, mà vì cớ nhận được thực phẩm cho chính linh hồn tôi. Kết quả tôi tìm được gần như không thay đổi, sau một vài phút linh hồn tôi bị dẫn vào sự xưng tội, hay để cảm tạ, hoặc để cầu thay, hay để cầu xin; mặc dù tôi không dâng mình vào sự cầu nguyện, mà vào sự suy gẫm, tuy nhiên ít nhiều gì thì đấy cũng là sự cầu nguyện. Lúc ấy tôi đã xưng tội trong một lúc, hay cầu thay, hoặc cầu xin, hay dâng lời cảm tạ, tôi tiếp tục bước qua những lời hay câu kế tiếp, xoay chuyển mọi sự, khi tôi tiếp tục, thành lời cầu nguyện cho chính mình hay cho người khác, theo như Ngôi Lời có thể hướng dẫn đến sự ấy; nhưng vẫn liên tục giữ lấy trước mặt tôi, rằng thức ăn cho chính linh hồn tôi là đối tượng của sự suy gẫm tôi. Kết quả của việc nầy là, luôn luôn có một việc xưng tội, cảm tạ, thỉnh cầu, và cầu thay trộn lẫn với sự suy gẫm của tôi, và người bề trong của tôi gần như không thay đổi thậm chí được trưởng dưỡng và nâng đỡ rõ ràng và đến giờ điểm tâm, với những ngoại lệ hiếm có, tôi đang ở trong trạng thái bình an nếu không phải là tình trạng hạnh phúc của tấm lòng. Như vậy, Chúa cũng đẹp lòng tương giao với tôi ngay sau đó, tôi đã tìm cách trở thành thức ăn cho các tín hữu khác, dù đấy chẳng phải vì cớ chức vụ công khai của Ngôi Lời tôi đã dâng mình vào sự suy gẫm, nhưng là vì ích cho người bề trong của tôi.
Sự khác biệt giữa cách thực hành trước kia và cách thực hành hiện nay của tôi là đây. Trước kia, khi tôi thức dậy, tôi bắt đầu cầu nguyện càng sớm càng tốt, và thường thì dành tất cả thời gian vào sự cầu nguyện cho tới lúc dùng điểm tâm, hay suốt cả thời gian. Ở mọi sự việc, hầu như tôi luôn bắt đầu bằng sự cầu nguyện, trừ phi tôi cảm thấy linh hồn mình thường bị cằn cỗi, trong trường hợp đó tôi đọc Lời của Đức Chúa Trời để tìm kiếm thức ăn, hay tìm kiếm sự tươi mới, hoặc tìm kiếm sự phấn hưng và làm mới lại người bề trong của tôi, trước khi tôi dâng mình vào sự cầu nguyện. Nhưng đâu là kết quả? Tôi thường dành 15 phút, hay 30 phút, thậm chí một tiếng đồng hồ quì gối, trước khi bản thân tôi nhận ra có được sự yên ủi, khích lệ, sự khiêm nhường trong linh hồn, v.v…; và thường thì sau khi chịu khổ nhiều từ chỗ phiêu bạt lý trí trong 10 phút đầu tiên, hay 15 phút, thậm chí một giờ đồng hồ, lúc đó tôi mới thực sự bắt đầu cầu nguyện. Hầu như tôi luôn chịu ảnh hưởng theo cách nầy. Vì tấm lòng tôi được trưởng dưỡng bằng lẽ thật, được đưa vào mối tương giao theo kinh nghiệm với Đức Chúa Trời, tôi thưa chuyện với Cha tôi, và với Thiết Hữu của tôi (dù tôi thấp hèn, và không xứng đáng về điều đó!) về những việc mà Ngài đã đưa đến trước mặt tôi trong Lời quí báu của Ngài.
Giờ đây tôi thường kinh ngạc sao tôi không sớm nhận thấy điều nầy. Tôi chưa hề đọc một quyển sách nào có ghi lại sự ấy. Không một chức vụ công khai nào đưa vấn đề đó ra trước mặt tôi. Không một trao đổi riêng tư nào với một anh em đã khuấy đảo tôi về vấn đề nầy. Và cho tới bây giờ, khi Đức Chúa Trời đã dạy dỗ tôi về điểm nầy, điều nầy cũng rất đơn giản đối với tôi, ấy là việc đầu tiên con cái của Đức Chúa Trời phải làm hết buổi sáng nầy đến buổi sáng khác là nhận lấy thức ăn cho người bề trong của mình. Giống như người bề ngoài không phù hợp với công việc có thời gian quá dài, nếu chúng ta không nhận lấy thức ăn, và như đây là một trong những việc đầu tiên chúng ta làm vào ban sáng, cũng một thể ấy với người bề trong. Chúng ta phải nhận lãnh thức ăn như mọi người phải lo làm. Bây giờ đâu là thức ăn cho người bề trong? Không phải cầu nguyện đâu, mà là Lời của Đức Chúa Trời; và ở đây một lần nữa không phải là đọc qua loa Lời của Đức Chúa Trời đâu, làm thế lời ấy chỉ đi ngang qua lý trí của chúng ta, giống như nước chảy qua máng, nhưng phải xem xét những điều chúng ta đọc, suy gẫm nó, rồi áp dụng cho tấm lòng của chúng ta.
Tôi trụ thật đặc biệt ở điểm nầy vì cớ ích lợi thuộc linh lớn lao và sự tươi mới mà tôi nhận ra mình đã rút tỉa được từ chỗ đó và tôi trân trọng tha thiết mong tất cả tín hữu anh em suy nghĩ về vấn đề nầy. Bởi ơn phước của Đức Chúa Trời, tôi gán cho phương thức nầy sự giúp đỡ và sức lực mà tôi đã có từ Đức Chúa Trời hầu vượt qua trong sự bình an những thử thách sâu sắc hơn nhiều cách thức khác nhau mà tôi đã từng trải trước đây; và giờ đây sau khi thử 40 năm theo cách nầy, tôi ca ngợi điều đó trong sự kính sợ Chúa. Thật khác biệt dường bao khi linh hồn được làm cho tươi mới và được phước lúc sáng sớm, từ những gì nó được khi, không có sự chuẩn bị về mặt thuộc linh, sự thờ phượng, những cám dỗ, và các thử thách trong ngày xảy đến trên một người!





Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

NGỌT HƠN MẬT, QUÍ HƠN VÀNG




NGỌT HƠN MẬT, QUÍ HƠN VÀNG
Mục sư John Piper
Kinh thánh: Thi thiên 19:7-11
Đề tài: Kinh Thánh
Thi thiên 19:7-11
: “Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan. Giềng mối của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa. Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là trong sạch, hằng còn đến đời đời; Các mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân thật, thảy đều công bình cả. Các điều ấy quí hơn vàng, thật báu hơn vàng ròng; Lại ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong. Các điều ấy dạy cho kẻ tôi tớ Chúa được thông hiểu; Ai gìn giữ lấy, được phần thưởng lớn thay”.
Tôi trở về từ kỳ nghỉ hè qua với sự vui mừng của Thi thiên 19. Vào ngày 26 tháng 8 năm ngoái, tôi có giảng một sứ điệp từ các câu 1–6 với đề tựa là "Bạn Có Nhìn Thấy Niềm Vui Của Đức Chúa Trời Nơi Ánh Mặt Trời?" Rồi vào ngày 9 tháng 9, tôi đã giảng từ các câu 12–14 với đề tựa: "Tấm Lòng Bạn Nhìn Biết Và Tấm Lòng Bạn Chưa Biết". Sáng nay, vào cuối tuần lễ cầu nguyện, tôi muốn hoàn tất phải giải bày Thi thiên nầy bằng cách xem tóm tắt các câu 7–11.
Sứ điệp tuần rồi và sứ điệp tuần nầy
Phần kết nối giữa sứ điệp nầy và sứ điệp tuần rồi rất đơn giản. Tuần rồi, tôi đã thúc giục mọi người bằng Lời Chúa ở Luca 11 rằng chúng ta nên đặt sự cầu nguyện lên trên mọi sự suốt cả năm, đặc biệt về quyền phép và sự đầy dẫy Đức Thánh Linh. Thế nhưng hạng người hay chết không thể thực hiện được. Hạng người dại dột không biết áp dụng những việc đúng đắn. Hạng người cùng khổ không biết lo liệu với tinh thần đúng đắn. Và đấy là những gì phân đoạn Kinh thánh ngày hôm nay nói tới — Bạn cứ sống mà không chết bằng cách nào? Bạn sống khôn ngoan và không dại dột bằng cách nào? Và bạn sống phước hạnh trong Đức Chúa Trời mà không khốn khổ bằng cách nào?
Câu trả lời là: Hãy suy gẫm luật pháp của Chúa ngày và đêm (Thi thiên 1:1–3). Cho nên, vì cớ sự sống, sự khôn ngoan, sự vui mừng và mọi lời cầu nguyện đắc thắng của bạn, tôi muốn bạn năm nay dâng mình với sự cam kết không dời đổi sống theo Lời của Đức Chúa Trời mỗi ngày. Để khích lệ và cảm thúc bạn sống như thế, tôi muốn chúng ta hãy nhìn vào các câu 7–11 của Thi thiên 19.
Mục đích của phân đoạn Kinh thánh nầy là đây: Vì Kinh thánh là Lời của Chúa — sự truyền đạt và khải thị của Đức Chúa Trời hằng sống — chúng có nhiều tác dụng trên chúng ta tốt hơn những tác dụng của bất cứ điều chi khác chúng ta có thể đọc hay học hỏi hoặc quan sát hay lắng nghe.
1. Kinh thánh là Lời của Đức Giêhôva
Vì vậy, hãy chú ý, trước hết, Kinh thánh có các tác dụng nầy trên chúng ta vì chúng là Lời của Đức Giêhôva.
Sáu Lần Lặp Đi Lặp Lại Của David
Đây là sáu lần lặp đi lặp lại rõ ràng của David. Câu 7: "luật pháp của Đức Giêhôva", "chứng cớ Đức Giêhôva". Câu 8: "Giềng mối của Đức Giê hô va", "Điều răn của Đức Giêhôva". Câu 9: "Sự kính sợ Đức Giêhôva", "các mạng lịnh của Đức Giêhôva". Sáu lần ông sử dụng cụm từ "của Đức Giê hôva", nghĩa là, của Yahweh, Jehovah, Đức Chúa Trời là Đấng có phán: "Ta Là Đấng Ta Là" và chẳng có Đấng nào khác nữa. Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên muôn vật đang tồn tại và đang giữ chúng trong chỗ sống động. Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ mọi sự đã từng hiện hữu và sẽ từng hiện hữu, và Ngài hiểu trọn vẹn mọi sự trong vũ trụ đang vận hành như thế nào, từ những dãy thiên hà cho đến năng lượng nguyên tử nhỏ nhất. Đức Chúa Trời nầy đã phán với luật pháp, với những chứng cớ, giềng mối, mạng lịnh và điều răn.
Sự dạy của Tân Ước
Tân ước khẳng định sự dạy của David. Phaolô nói trong II Timôthê 3:16, "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích . . . " "Đức Chúa Trời soi dẫn!" Phierơ nói trong II Phierơ 1:20–21: "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời". "Đức Thánh Linh cảm động!" "người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời!" Chính mình Chúa Jêsus đã phán ở Giăng 10:35: "lời Đức Chúa Trời phán đến ... (và nếu Kinh Thánh không thể bỏ được)". Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời.
Không một điều gì làm ích cho chúng ta cho bằng Kinh Thánh
Vậy, mục đích thứ nhứt cho thấy Kinh thánh là Lời của Đức Giêhôva, và đấy là lý do tại sao chúng có những tác dụng tốt cho chúng ta hơn bất cứ điều chi khác mà bạn đọc, thấy hay lắng nghe. Tạp chí, tiểu thuyết, sách báo, các loại sách tâm lý, truyền hình, radio — không một điều gì có thể có những tác dụng tốt trên chúng ta như Kinh thánh có vì những thứ nầy luôn luôn là lời của con người, còn Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời hiểu rõ bạn nhiều hơn bất cứ ai khác. Ngài biết rõ con người hiện đang sống ra sao và họ bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh thế nào!?! Đức Chúa Trời hiểu rõ xã hội và các nhóm cộng đồng rất trọn vẹn. Đức Chúa Trời biết rõ mọi sự kiện cách thức thế giới đang vận hành. Đức Chúa Trời biết rõ cuộc tương lai và thể nào mọi sự sẽ diễn ra trong kỳ cuối cùng. Đức Chúa Trời vốn khôn ngoan hơn bất kỳ học giả nào. Đức Chúa Trời biết quan tâm hơn bất cứ một chính khách nào. Đức Chúa Trời có tính sáng tạo cao hơn bất kỳ một thi sĩ hay một nghệ sĩ nào. Mọi sự cho thấy rằng điều chi Đức Chúa Trời phán dạy sẽ hữu ích cho chúng ta hơn mọi điều mà bất cứ ai khác trong thế gian đã nói. Ngồi nơi chơn của Ngài rồi dầm thấm lý trí mình với sự khôn ngoan của Ngài là điều rất cần thiết. Vì vậy, để giúp chúng ta làm theo điều chi hợp lý rành rành và hữu ích cho chúng ta, chúng ta hãy nhìn vào . . .
2. Những tác dụng tốt của việc suy gẫm Lời của Đức Chúa Trời
Tôi nhìn thấy câu nói có giá trị rất lớn của Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta và kế đó là ba lợi ích đặc biệt mà nó mang lại cho chúng ta.
Câu nói ấy được thấy trong phần thứ nhứt của câu 10 và phần sau cùng của câu 11. Trước tiên David nói ở câu 10 rằng lời của Đức Chúa Trời là "quí hơn vàng, thật báu hơn vàng ròng". Và rồi ở phần cuối của câu 11: "ai gìn giữ lấy, được phần thưởng lớn thay".
Nếu bạn có một sự lựa chọn giữa Lời của Đức Chúa Trời và VÀNG, hãy chọn Lời của Đức Chúa Trời. Nếu bạn có một sự lựa chọn giữa Lời của Đức Chúa Trời và NHIỀU TIỀN, hãy chọn Lời của Đức Chúa Trời. Nếu bạn có sự lựa chọn giữa Lời của Đức Chúa Trời và nhiều VÀNG RÒNG, hãy chọn Lời của Đức Chúa Trời. Mục tiêu rất đơn giản. Các lợi ích của sự hiểu biết và làm theo Lời của Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn mọi thứ mà tiền bạc có thể mua sắm được.
Vì vậy, nếu bạn bị cám dỗ phải đọc những trang chứng khoán trước khi bạn đọc Kinh thánh vào buổi sáng, hãy tự nhắc nhớ mình rằng đây chẳng phải là cách làm khôn khéo đâu. Sự thể giống như đứa trẻ chọn lấy đồng xu hơn đồng một hào vì nó lớn hơn vậy. Người lớn nhìn thấy rồi lúc lắc cái đầu của họ và tìm cách dạy cho con cái biết cách nhìn thấy đồng nào thực sự có giá trị hơn. Chắc chắn đấy là cách mà các thiên sứ ở trên trời nhìn xuống hạng thương gia trẻ con đang nghiên cứu thị trường chứng khoán trước khi họ nghiên cứu Kinh thánh. Tuy nhiên, có một sự khác biệt: lợi ích của Lợi Đức Chúa Trời thì nhiều hơn ích lợi của vàng giống như 10 đối với 1 vậy.
3. Những ích lợi đặc biệt của Lời Đức Chúa Trời
Vậy thì, đâu là những lợi ích nầy? Đâu là "phần thưởng lớn thay" mà câu 11 đang nói tới khiến cho sự suy gẫm Kinh thánh ra tốt hơn vàng ròng?
Đối với tôi, dường như mọi điều David nói đang sôi sụt lên ba lợi ích: sự sống, khôn ngoan, và hạnh phúc. Đấy là lý do tại sao tôi nói ở phần đầu rằng hạng người hay chết không có ưu thế trong sự cầu nguyện, và hạng người dại dột không biết áp dụng điều chi đúng đắn, và hạng người cùng khổ không biết lo liệu với tinh thần đúng đắn, còn Lời của Đức Chúa Trời là chìa khóa cho sự đắc thắng trong sự cầu nguyện để có được những điều xứng đáng và với tinh thần đúng đắn vì Lời ấy khiến sống động cho hạng người hay chết, và hạng người dại dột được khôn ngoan, và hạng người cùng khổ được hạnh phước. Chúng ta hãy nhìn vào từng lợi ích nầy.
Lợi ích về sự sống
Đây là việc đầu tiên David nhắc tới, vì đây là nền tảng cho mọi sự khác. Câu 7: "Luật pháp của Đức Giêhôva là trọn vẹn, bổ linh hồn lại". Cách dịch khác sẽ là: "phục hồi sự sống". Sự sống một là không tồn tại hoặc nó đang lâm vào cảnh hiểm nghèo, và luật pháp của Chúa đem nó trở lại.
Chúa Jêsus phán: "Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song [SỐNG] nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời" (Mathiơ 4:4). Đây là lý do tại sao Ngài đã kiêng ăn trong 40 ngày — như một con người học hỏi nhu cần cơ bản về Lời của Đức Chúa Trời và là nhu cần trọng hệ duy nhứt về đồ ăn của con người. Đồ ăn chỉ có thể cung ứng sự sống cho phần xác. Còn Lời của Đức Chúa Trời cung ứng sự sống thuộc linh, sự sống không hề dứt, sự sống đích thực là sự sống.
Bạn không thể duy trì sự sống sôi nổi, năng động, đầy sức lực trong Đức Chúa Trời nếu bạn chễnh mãng Lời của Đức Chúa Trời, vì "luật pháp của Đức Giêhôva là trọn vẹn, bổ linh hồn lại".
Hết câu chuyện nầy đến câu chuyện khác cho thấy rằng Lời của Đức Chúa Trời có quyền phép ban sự sống. Phaitoon Hathamart đã mô tả cho chúng ta thấy là chính Mathiơ 11:28–30 đã cung ứng cho ông sự sống Cơ đốc khi ông còn là một tín đồ Phật giáo. Thánh Augustine đã nói chính Rôma 13:13 đã chuyển đổi đời sống của ông. Còn Martin Luther, chính Rôma 1:16. Đối với Jonathan Edwards chính I Timôthê 1:17. Và sát thủ Tokichi Ichii, là người đã được biến đổi ngay trước cuộc hành quyết ông ở Nhật vào năm 1918, chính câu nói đơn sơ: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì". Ông nói: "Lời ấy như đâm thủng tim tôi, giống như thể một mũi đinh 5 cm đâm vậy".
Đời sống của chúng ta bắt đầu với Ngôi Lời và chúng ta cứ sống động bởi Ngôi Lời. Nếu chúng ta từ bỏ Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chết mất về mặt thuộc linh. Và sự chết nầy rất quanh co vì triệu chứng chính của nó là sự chối bỏ hiện đang diễn ra.
Chỉ có Lời của Đức Chúa Trời ban ra sự sống mới là vấn đề cho đến phút cuối cùng. Bạn có thể hình dung ai đó đang nằm trên giường bịnh thì thào với một thành viên trong gia đình: "Làm ơn đọc cho tôi nghe các con số trong tài khoản tiết kiệm của tôi. Ô, hãy đọc cho tôi nghe từ các danh mục đầu tư của tôi". Nhưng mọi sự bạn có thể tưởng tượng lòng mình đang thốt ra trong giờ đó: "Hãy đọc cho tôi nghe Thi thiên 23. Hãy đọc cho tôi nghe Rôma 8. Hãy đọc Khải huyền 21".
Luật pháp của Đức Giêhôva bổ linh hồn lại. Đức Chúa Trời đã khiến luật pháp ấy thành phương tiện của cuộc sống. Không có nó, chúng ta bị hư mất.
Lợi ích về sự khôn ngoan
Chúng ta nhìn thấy điều nầy ở phân nửa thứ nhì của câu 7: "Sự chứng cớ Đức Giêhôva là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan"; và phân nửa thứ nhì của câu 8: "Điều răn của Đức Giê hô va là trong sạch, làm cho mắt sáng sủa".
Một người khôn ngoan là một người có đời sống đang ở trong thực tại sáng láng (mắt "sáng sủa"). Thí dụ, tự chối bỏ mình sẽ xem là ngu dại và chất chứa của cải trên đất sẽ xem là khôn ngoan chỉ khi bạn đang sống trong tối tăm trước thực tại thiên đàng (Luca 12:33) và mối nguy hiểm của sự giàu có (Mác 10:25) và các phần thưởng của sự hy sinh (Mathiơ 19:29). Nhưng nếu bạn sống trong thực tại thiên đàng sáng láng và thực tại giàu có và thực tại các phần thưởng đáng kinh ngạc của sự hy sinh, khi ấy bạn sẽ thấy vâng theo mạng lịnh của Chúa chối bỏ mình vì cớ Ngài là điều có ý nghĩa. Đây là con đường của sự khôn ngoan.
Và đâu là thực tại sáng láng đang chiếu sáng? Chúng ta sẽ đi đâu để ra khỏi nước của sự tối tăm? Chúng ta đến với Lời của Đức Chúa Trời. Tình trạng phi thực tế đã được rao giảng suốt cả ngày cho bạn nghe bởi những giọng nói thế tục của đất.
Đức Chúa Trời là Thực Tại Chủ Yếu. Mọi sự không nối kết với Đức Chúa Trời đều là phi thực tế trong phương thức sinh hoạt của nó. Vì lẽ đó, một thế giới không có Đức Chúa Trời (thế giới của chúng ta!) chỉ là một thế giới không thực. Bóng tối đáng kinh ngạc. Bóng tối đáng ghê khiếp, chóng mặt, chết chóc.
Làm sao bạn tránh thoát cho được chứ? Điều răn của Đức Giêhôva làm cho mắt sáng sủa. Chứng cớ của Đức Giêhôva làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan. Khôn ngoan là một sự sống có ý nghĩa trong thực tại sáng láng. Và thực tại sáng láng chiếu sáng ra từ Kinh thánh, chớ không phải từ thế giới bất chấp Đức Chúa Trời.
Lợi ích về sự vui mừng
Lời của Đức Chúa Trời là nguồn tốt nhứt của niềm vui sâu sắc nhứt và không dứt. Điều nầy được chỉ ra từ hai chỗ. Câu 8: "Giềng mối của Đức Giêhôva là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng". Câu 10 ở phần cuối: "[Các mạng lịnh của Đức Giêhôva] ngọt hơn mật, hơn nướt ngọt của tàng ong". Lời của Đức Chúa Trời làm cho tấm lòng đầy vui mừng và có một tác dụng trong đời sống của chúng ta sánh với việc ăn món đáng thưởng thức nhất mà David có thể tưởng đến — mật ngọt chảy thẳng ra từ tàng ong.
Đây là kinh nghiệm mà Đức Chúa Trời ban hiến cho chúng ta trong vai trò một Hội thánh năm nay khi chúng ta cùng nhau đọc hết Kinh thánh.
Nguyện Ngài làm tăng thêm độ tin cậy nơi bạn cho thấy quyển sách nầy chính là Lời của Đức Chúa Trời. Và nguyện quyển sách ấy thuyết phục bạn trong sự suy gẫm và làm theo nó luôn thì sẽ có phần thưởng rất lớn — quí hơn vàng ròng. Và nguyện bạn khám phá mỗi ngày các lợi ích về sự sống, sự khôn ngoan và sự vui mừng!
Khi ấy bạn sẽ đắc thắng trong sự cầu nguyện vì bạn sẽ luôn sống động. Và bạn sẽ biết áp dụng mọi điều đúng đắn vì bạn sẽ luôn sống khôn ngoan. Và bạn sẽ đắc thắng với tinh thần phải lẽ vì bạn sẽ được phước hạnh nơi Đức Chúa Trời.